Tổng quát: Galileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei (15/02/1564-08/01/1642), thường được biết đến với tên gọi Galileo Galilei, là một nhà thiên văn học, nhà vật lý và kỹ sư người Florentine, thủ phủ của vùng Tuscany, nằm ở miền trung của Italy. Đôi khi, ông được ví như là một nhà bác học thực sự toàn diện.
Ảnh chân dung Galilei do Jutus Sustermans vẽ vào năm 1636.
Tiểu sử: Galileo sinh ra tại Pisa, Tuscany, vào ngày 15 tháng 2 năm 1564, là con trai cả của Vincenzo Galilei (Mất ngày 2 tháng 7 năm 1591), một nhạc trưởng đã có những đóng góp quan trọng cho lý thuyết và thực hành âm nhạc, và có thể đã thực hiện một số thí nghiệm cùng Galileo vào năm 1588–89 về mối quan hệ giữa cao độ và độ căng của dây. Gia đình Galileo chuyển đến Florence vào đầu những năm 1570, nơi gia đình Galilei đã sống qua nhiều thế hệ.
Khi còn ở tuổi thiếu niên, Galileo theo học tại trường tu viện Vallombrosa, gần Florence, và sau đó vào năm 1581, ông nhập học tại Đại học Pisa với dự định học y học. Tuy nhiên, ông đã mê mẩn toán học và quyết định theo đuổi toán học và triết học làm nghề nghiệp của mình, mặc dù cha ông phản đối. Galileo sau đó bắt đầu chuẩn bị để dạy triết học Aristotelian và toán học, một số bài giảng của ông vẫn được lưu giữ.
Năm 1585, Galileo rời trường đại học mà không có bằng cấp, trong vài năm tiếp theo, ông đã dạy kèm các môn toán học ở Florence và Siena (PHP: một thành phố lịch sử nằm ở miền trung của Italy, cũng thuộc vùng Tuscany). Trong thời gian này, ông đã thiết kế một dạng cân thủy tĩnh mới để cân đo các lượng nhỏ và viết một bài luận ngắn có tên La bilancetta (“Cân Nhỏ”), được phát hành dưới dạng bản thảo. Ông cũng bắt đầu nghiên cứu về chuyển động (motion), thứ mà ông theo đuổi liên tục trong hai thập kỷ tiếp theo.Vào năm 1588, Galileo đã ứng tuyển vào vị trí giáo sư toán học tại Đại học Bologna và đã bị từ chối. Tuy nhiên, danh tiếng của ông lại ngày càng tăng, và vào cuối năm đó, ông nhận được yêu cầu giảng dạy hai bài giảng tại Viện Hàn lâm Florence, một nhóm văn học danh giá, về cách sắp xếp thế giới trong tác phẩm Địa Ngục của Dante. Ông cũng phát hiện một số định lý thông minh về trọng tâm của trọng lượng (một lần nữa, được phát hành dưới dạng bản thảo) giúp ông nhận được sự công nhận từ các nhà toán học và có được sự bảo trợ của Guidobaldo del Monte (1545–1607), là một quý tộc và là tác giả của một số tác phẩm quan trọng về lĩnh vực cơ học. Kết quả là ông đã được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Đại học Pisa vào năm 1589.
Tại đây, theo như người đầu tiên viết tiểu sử về ông, Vincenzo Viviani (1622–1703), Galileo đã thực nghiệm bằng cách thả các vật thể có trọng lượng khác nhau từ đỉnh của Tháp Nghiêng Pisa nổi tiếng, rằng tốc độ rơi của một vật nặng không tỷ lệ thuận với trọng lượng của nó như Aristotle (PHP: Một nhà triết học và bác học của Hy Lạp cổ đại) đã tuyên bố. Tài liệu bản thảo De motu (Trong Chuyển động), hoàn thành trong thời gian này, cho thấy Galileo đang từ bỏ các ý tưởng của Aristotle về chuyển động và thay vào đó, tiếp cận vấn đề theo cách của Archimedes (PHP: Nhà toán học và nhà phát minh vĩ đại bậc nhất của Hy Lạp cổ đại). Tuy nhiên, những cuộc tấn công của ông vào Aristotle đã khiến ông có hình ảnh xấu trong mắt các đồng nghiệp. Qua sự việc đó, vào năm 1592, hợp đồng của ông đã không được gia hạn. Tuy nhiên, các nhà bảo trợ của ông đã giúp ông có được vị trí giáo sư toán học tại Đại học Padua, nơi ông giảng dạy từ năm 1592 đến 1610. (PHP: Nhất quan hệ, nhì tiền tệ)
Mặc dù mức lương của Galileo ở đây cao hơn nhiều, nhưng với việc phải gánh vác trách nhiệm làm trụ cột gia đình (do cha ông qua đời vào năm 1591) đã khiến ông luôn phải đối mặt với các gánh nặng tài chính. Mức lương từ trường đại học quả thực là không đủ để trang trải tất cả các chi phí của ông, vì vậy ông đã nhận thêm các học sinh nội trú có điều kiện khá giả mà ông dạy kèm riêng về các môn như xây dựng kiến trúc, công trình phòng thủ. Ông cũng đã bán một loại la bàn tỷ lệ (proportional compass), hay còn gọi là sector, do chính tay ông đã thiết kế, được chế tạo bởi một thợ thủ công mà ông thuê về làm việc tại nhà.
Có thể do những vấn đề tài chính này, ông đã quyết định không kết hôn, nhưng ông đã có một mối quan hệ với một phụ nữ Venetian tên là Marina Gamba, người đã sinh cho ông hai cô con gái và một cậu con trai. Giữa những bận rộn trong cuộc sống, ông tiếp tục nghiên cứu về chuyển động, và đến năm 1609, ông đã xác định rằng khoảng cách rơi của một vật thể tỷ lệ thuận với bình phương của thời gian trôi qua (định luật về các vật rơi) và rằng quỹ đạo của một vật thể ném là một đường parabol, cả hai kết luận đều trái ngược với những tuyên bố vật lý của Aristotle.
(PHP: Công thức chính của định luật này là:
h (hoặc là s) = 1/2 x g x t^2 (Một phần hai nhân g nhân t bình phương)
Trong đó:
- h (hoặc là s): là khoảng cách mà vật rơi tự do đi được trong thời gian t.
- g: là gia tốc trọng trường, có giá trị xấp xỉ 9,8 m/s^2 trên bề mặt Trái Đất.
- t: là thời gian mà vật rơi tự do di chuyển
(Hiện tại cho tới thời điểm 2024 thì kiến thức này đang được giảng dạy trong sách giáo khoa vật lý lớp 10.) )
NHỮNG PHÁT HIỆN QUA KÍNH VIỄN VỌNG CỦA GALILEO
Tại thời điểm này, sự nghiệp của Galileo đã có một bước ngoặt đáng kể. Vào mùa xuân năm 1609, ông nghe nói rằng ở Hà Lan đã có người phát minh ra một dụng cụ có thể nhìn thấy các vật ở xa như thể chúng ở gần. Qua quá trình thử nghiệm và sai sót, ông nhanh chóng tìm ra được “công thức” của phát minh này và chế tạo kính viễn vọng phóng đại gấp ba lần chỉ từ các ống kính để bán với giá ưu đãi tại các cửa hàng kính mắt. Mặc dù nhiều người khác cũng đã làm như vậy, điều làm cho Galileo khác biệt là ông nhanh chóng tìm ra cách cải tiến dụng cụ này, tự học nghệ thuật mài kính và chế tạo các kính viễn vọng ngày càng mạnh hơn.
Vào tháng 8 năm 1609, ông đã trình bày một dụng cụ phóng đại gấp tám lần trước Hội đồng Venice (Padua thuộc Cộng hòa Venice). Ông được thưởng bằng cách được bổ nhiệm suốt đời và được ban cho mức lương cao gấp đôi. Galileo giờ đây là một trong những giáo sư được trả lương cao nhất tại trường đại học.
Vào mùa thu năm 1609, Galileo bắt đầu quan sát bầu trời bằng các dụng cụ có khả năng phóng đại lên đến 20 lần. Vào tháng 12 cùng năm, ông đã vẽ các pha của Mặt Trăng như cách ông thấy được qua kính viễn vọng, cho thấy rằng bề mặt Mặt Trăng không nhẵn như người ta nghĩ trước đó, mà nó thô ráp và không đồng đều. Vào tháng 1 năm 1610, ông phát hiện ra bốn Mặt Trăng quay quanh sao Mộc.
(PHP: chúng được gọi là "Mặt Trăng Galilean". Các Mặt Trăng này là:
-Io: Mặt Trăng có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời.
-Europa: Mặt Trăng có bề mặt phủ băng và có thể có một đại dương ẩn dưới lớp băng.
-Ganymede: Mặt Trăng lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, lớn hơn cả hành tinh sao Thủy.
-Callisto: Mặt Trăng có bề mặt bị phủ đầy các miệng núi lửa.)
Galileo trình bày về ống kính do bản thân nghiên cứu, phát triển. Ảnh do Henry Detouche (10/01/1854-03/12/1913) vẽ.
Ông cũng phát hiện rằng quan sát qua kính viễn vọng cho thấy nhiều sao hơn so với quan sát bằng mắt thường. Những phát hiện này đã gây chấn động lớn, và Galileo nhanh chóng xuất bản một cuốn sách nhỏ, Sidereus Nuncius (Sứ giả Thiên thể), trong đó ông mô tả những phát hiện của mình. Ông đã dành cuốn sách này cho Cosimo II de Medici (1590–1621), đại công tước của Tuscany quê hương ông, người mà ông đã dạy toán học trong vài mùa hè, và ông đã đặt tên cho các mặt trăng của sao Mộc là theo tên gia đình Medici: Sidera Medicea, hoặc “Những Ngôi sao Medici.”
Galileo được thưởng bằng cách được bổ nhiệm làm nhà toán học và triết học của đại công tước Tuscany, và vào mùa thu năm 1610, ông trở về quê hương trong niềm hân hoan, đón nhận quang vinh về mình.
Lúc bấy giờ, ông đã trở thành một người sống “trong triều đình”, sở hữu cuộc sống mà mọi quý ông hằng mơ ước (hầu hết là vậy). Trước khi rời Padua, ông đã phát hiện ra hiện tượng bí ẩn của sao Thổ, sau này được chứng minh ra là do một vành đai bao quanh nó, và khi ở Florence, ông phát hiện ra rằng sao Kim trải qua các pha giống như Mặt Trăng. Mặc dù những phát hiện này không chứng minh rằng Trái Đất là một hành tinh quay quanh Mặt Trời, nhưng chúng đã làm suy yếu hệ thống vũ trụ của Aristotle: sự khác biệt tuyệt đối giữa vùng trần tục và thiên đường hoàn hảo, không thay đổi đã bị bác bỏ bởi bề mặt gồ ghề của Mặt Trăng, các mặt trăng của sao Mộc cho thấy rằng có nhiều hơn một trung tâm chuyển động trong vũ trụ, và các pha của sao Kim cho thấy rằng nó (cũng có thể ngầm hiểu là sao Thủy) (đều) quay quanh Mặt Trời. Điều này hỗ trợ cho lý thuyết heliocentric (Mặt Trời làm trung tâm của hệ Mặt Trời) của Copernicus, thay vì mô hình địa tâm (Trái Đất làm trung tâm) của Aristotle và Ptolemy.
Kết quả là Galileo đã được củng cố trong niềm tin của mình, thứ mà có lẽ ông đã giữ trong mình nhiều thập kỷ qua, nhưng chưa từng là trọng tâm trong các nghiên cứu của mình, rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ và Trái Đất là một hành tinh, như Copernicus đã lập luận. Sự chuyển hướng của Galileo sang chủ nghĩa Copernican sẽ trở thành một bước ngoặt quan trọng trong Cuộc Cách mạng Khoa học.
Sau một cuộc tranh cãi ngắn về các vật thể nổi, Galileo lại chuyển sự chú ý của mình trở lại bầu trời và tham gia vào một cuộc tranh luận với Christoph Scheiner (1573–1650), một giáo sĩ Dòng Tên (hay bên mình quen gọi là Dòng Chúa Giêsu ấy) và giáo sư toán học tại Ingolstadt, một thành phố của Đức, về bản chất của các đốm mặt trời (mà Galileo đã phát hiện một cách độc lập). Cuộc tranh cãi này dẫn đến việc Galileo xuất bản cuốn sách Istoria e dimostrazioni intorno alle macchie solari e loro accidenti (“Lịch sử và Các Chứng Minh Về Các Đốm Mặt Trời và Các Tính Chất Của Chúng”, hoặc “Các Thư Về Các Đốm Mặt Trời”), được xuất bản vào năm 1613.
Chống lại Scheiner, người đã cố gắng bảo vệ sự hoàn hảo của Mặt Trời bằng cách lập luận rằng các đốm mặt trời là các “vệ tinh” của Mặt Trời, Galileo lập luận rằng các đốm này nằm trên hoặc gần bề mặt của Mặt Trời, và ông đã củng cố lập luận của mình bằng một loạt các bản khắc chi tiết về các quan sát của mình.
SỰ ỦNG HỘ VÀ ÁP DỤNG LÝ THUYẾT HELIOCENTRIC (MẶT TRỜI LÀM TRUNG TÂM) CỦA NICOLAUS COPERNICUS MÀ GALILEO GALILEI ĐÃ PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ
(PHP: Còn được biết đến như là thuyết nhật tâm)
Hệ Mặt Trời với Mặt Trời ở trung tâm.
Sự ủng hộ ngày càng công khai của Galileo đối với lý thuyết heliocentric của Copernicus đã bắt đầu gây rắc rối cho ông. Vào năm 1613, ông viết một bức thư gửi đến học trò của mình, Benedetto Castelli (1577–1644) ở Pisa, về vấn đề làm thế nào để hòa hợp lý thuyết Copernicus với một số đoạn kinh thánh. Các bản sao không chính xác của bức thư này đã bị kẻ thù của Galileo gửi đến Tòa án Inquisition ở Roma để hãm hại ông, và ông đã phải thu hồi bức thư và gửi bản sao chính xác. Một số cha dòng Dominican Order (PHP: Cũng nổi tiếng ở Việt Nam nếu như có tìm hiểu, tên ở Việt Nam gọi là “Dòng Anh Em Giảng Thuyết”) ở Florence đã gửi đơn khiếu nại về Galileo lên Roma, và Galileo đã phải đến Roma để bảo vệ lý thuyết Copernicus và danh tiếng của mình. Trước khi rời đi, ông đã hoàn thành một phiên bản mở rộng của bức thư gửi cho Castelli, giờ đây được gửi đến mẹ của đại công tước và là bạn tốt của Galileo, bà Christina. Trong Bức thư gửi Đại Công tước Christina, Galileo thảo luận về vấn đề giải thích các đoạn kinh thánh liên quan đến các phát hiện khoa học, nhưng ngoại trừ một việc, là ông không thực sự giải thích Kinh Thánh. Nhiệm vụ giải thích Kinh Thánh đã được giao cho các nhà thần học được phê chuẩn sau Council of Trent (PHP: hay Hội đồng Trent, hoặc là Công đồng Trentô) (1545–63) và sự bắt đầu của cuộc phản cải cách Công giáo. Tuy nhiên, tình hình ở Roma đang thay đổi chống lại lý thuyết Copernicus, và vào năm 1615, khi linh mục Paolo Antonio Foscarini (khoảng 1565–1616) xuất bản một cuốn sách lập luận rằng lý thuyết Copernicus không mâu thuẫn với Kinh Thánh, các nhà tư vấn của Tòa án Inquisition đã xem xét vấn đề và tuyên bố lý thuyết Copernicus là dị giáo. Cuốn sách của Foscarini đã bị cấm, cũng như một số tác phẩm liên quan đến kỹ thuật và không thuộc thần học khác, chẳng hạn như Epitome of Copernican Astronomy của Johannes Kepler. Cuốn sách của Copernicus xuất bản năm 1543, De revolutionibus orbium coelestium libri vi (“Sáu cuốn sách về các vòng quay của các thiên thể”), đã bị đình chỉ cho đến khi được chỉnh sửa. Galileo không bị đề cập trực tiếp trong sắc lệnh, nhưng ông đã bị Robert Cardinal Bellarmine (1542–1621) khiển trách không được “lưu giữ hoặc bảo vệ” lý thuyết Copernicus. Một tài liệu được chuẩn bị không đúng cách và được đặt vào hồ sơ của Tòa án Inquisition vào thời điểm này, nêu rõ rằng Galileo đã bị khiển trách “không được giữ, giảng dạy, hoặc bảo vệ” lý thuyết Copernicus “bằng bất kỳ cách nào, dù là bằng miệng hay bằng văn bản.”
Galileo đã bị ảnh hưởng khá nặng sau câu chuyện về lý thuyết Copernicus. Sau một thời gian dài ông mới dần phục hồi sau cú sốc này. Qua một học trò, ông đã tham gia vào cuộc tranh cãi về bản chất của các sao chổi do sự xuất hiện của ba sao chổi vào năm 1618. Sau vài lần trao đổi, chủ yếu là với Orazio Grassi (1583–1654), một giáo sư toán học tại Collegio Romano, ông cuối cùng đã tham gia tranh luận dưới tên của chính mình. Il saggiatore (Người thử nghiệm), được xuất bản vào năm 1623, là một cuộc luận chiến rực rỡ về thực tại vật lý và là một sự giải thích về phương pháp khoa học mới. Trong tác phẩm này, Galileo thảo luận về phương pháp của khoa học mới đang nổi lên, lập luận:
"Triết học được viết trong cuốn sách vĩ đại này, vũ trụ, thứ mà đứng mở liên tục trước mắt chúng ta. Nhưng cuốn sách không thể nào hiểu được trừ khi một người trước tiên học cách hiểu ngôn ngữ và đọc các ký tự mà nó được viết bằng. Nó được viết bằng ngôn ngữ của toán học, và các ký tự của nó là các tam giác, hình tròn, và các hình học khác mà không có chúng thì ta không thể hiểu được bất kì từ nào của nó."
(PHP: Galileo đã nhấn mạnh rằng vũ trụ có thể được hiểu thông qua ngôn ngữ của toán học và hình học, là thiết yếu để hiểu được các hiện tượng tự nhiên.)
Ông cũng phân biệt giữa các đặc tính của các đối tượng bên ngoài và các cảm giác mà chúng gây ra cho chúng ta. Tức là sự phân biệt giữa các thuộc tính chính và phụ. Việc xuất bản Il saggiatore thực sự là đã vào đúng thời điểm thuận lợi, vì Maffeo Cardinal Barberini (1568–1644), một người bạn, người ngưỡng mộ, và là người bảo trợ của Galileo trong suốt một thập kỷ, lúc bấy giờ, đã được bổ nhiệm làm Giáo hoàng Urban VIII khi cuốn sách đang chuẩn bị in. Những người bạn của Galileo nhanh chóng sắp xếp để cuốn sách được dành tặng cho Giáo hoàng mới. (PHP: Lại là: Nhất quan hệ, nhì tiền tệ)
Vào năm 1624, Galileo đến Roma và có sáu cuộc phỏng vấn với Giáo hoàng Urban VIII. Galileo đã kể cho Giáo hoàng về lý thuyết thủy triều của mình (đã được phát triển từ trước), là khi mà ông đưa ra những thứ như bằng chứng cho các chuyển động hàng năm và hàng ngày của Trái Đất. Giáo hoàng đã cho phép Galileo viết một cuốn sách về các lý thuyết về vũ trụ nhưng cảnh báo ông chỉ nên đề cập đến lý thuyết Copernicus với tư cách là một cách giả thuyết. Cuốn sách Dialogo sopra i due massimi sistemi del mondo, tolemaico e copernicano (Đối thoại về Hai Hệ Thống Vũ Trụ Chính, Địa Cầu và Heliocentric), được hoàn thành vào năm 1630, và Galileo đã gửi nó đến kiểm duyệt viên Roma. Do sự bùng phát của dịch bệnh lúc bấy giờ (PHP:Không có nhiều thông tin về dịch bệnh được ghi ở đây lắm, tìm hiểu một hồi thì có thể là dịch hạch? Mình không rõ cho lắm do chỉ có thông tin là vào khoản thời gian này thì ông bị ảnh hưởng bởi "pulsus intermittens", rất có thể là rung nhĩ, thoát vị lớn có nguy cơ bị vỡ, chóng mặt, đau lan tỏa, hay buồn rầu tâm thần bởi hệ quả của "tuổi tác suy giảm", được xác định vào tháng 12 năm 1632 sau khi Giáo hoàng Urban VIII cử 3 bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của ông), việc liên lạc giữa Florence và Roma bị gián đoạn, và Galileo đã yêu cầu việc kiểm duyệt được thực hiện ngay tại Florence thay vì ở Roma.
Kiểm duyệt viên Roma đã có một số chỉ trích nghiêm trọng về cuốn sách và đã chuyển những chỉ trích này đến các đồng nghiệp của ông ở Florence. Sau khi viết một lời giới thiệu, trong đó ông đã tuyên bố rằng những gì được viết là viết dưới dạng giả thuyết, Galileo đã gặp ít khó khăn trong việc làm cho cuốn sách vượt qua các kiểm duyệt viên Florence, cuối cùng nó được xuất bản tại Florence vào năm 1632.Trong cuộc đối thoại căng não giữa Salviati (đại diện cho Galileo), Sagredo (một người thông thái) và Simplicio (người theo chủ nghĩa Aristotelian), Galileo đã tập hợp tất cả các luận cứ (phần lớn dựa trên các khám phá qua kính viễn vọng của ông) ủng hộ lý thuyết Copernicus và chống lại thuyết truyền thống. Khác với Aristotle, phương pháp của Galileo đối với vũ trụ học là hoàn toàn không gian và hình học: Trục của Trái Đất giữ nguyên định hướng trong không gian khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời, và các vật thể không chịu lực sẽ duy trì vận tốc của chúng (mặc dù sự quán tính này cuối cùng là hình tròn). Giáo hoàng đã triệu tập một ủy ban đặc biệt để xem xét cuốn sách và đưa ra khuyến nghị; ủy ban phát hiện rằng Galileo thực sự đã không xem xét lý thuyết Copernicus bằng một cách giả thuyết và khuyến nghị rằng một vụ án được đưa ra chống lại ông bởi Tòa án Inquisition. Galileo đã được triệu tập đến Roma vào năm 1633.
Trong lần xuất hiện đầu tiên trước Tòa án Inquisition, ông bị đối chất với sắc lệnh năm 1616 ghi nhận rằng ông bị cấm thảo luận về lý thuyết Copernicus. Để bảo vệ cho mình, Galileo đã trình bày một bức thư từ Cardinal Bellarmine, người đã qua đời, trong đó nêu rằng ông chỉ bị khiển trách “không được giữ hoặc bảo vệ lý thuyết”. Vụ án đang ở thế bế tắc, đó là khi trong một hành động có thể gọi là một thỏa thuận nhận tội của ông, Galileo đã thừa nhận rằng ông đã phóng đại trường hợp của mình. Ông bị tuyên bố là nghi ngờ mạnh mẽ về dị giáo và bị kết án tù chung thân và phải từ bỏ công khai. Không có bằng chứng nào cho thấy vào thời điểm này ông đã thì thầm câu "Eppur si muove" ("Và vẫn quay"). Cần phải ghi nhớ rằng Galileo không bao giờ bị giam trong ngục tối hay tra tấn; trong quá trình điều tra của Tòa án Inquisition, ông chủ yếu ở tại nhà của đại sứ Tuscany tại Vatican và trong một thời gian ngắn ở một căn hộ thoải mái trong tòa nhà của Inquisition. (Để biết thêm thông tin về các hành động của những người bảo vệ Galileo và của Giáo hội trong các thế kỷ sau phiên tòa, xem BTW: Galileo’s condemnation.) Sau khi kết thúc phiên tòa, ông đã sống sáu tháng tại cung điện của Ascanio Piccolomini (khoảng 1590–1671), tổng giám mục Siena và là bạn và người bảo trợ, và sau đó chuyển đến một villa gần Arcetri, trên những ngọn đồi phía trên Florence. Ông sống phần còn lại của cuộc đời ở đó. Con gái của Galileo, Sister Maria Celeste, người đang ở một tu viện gần đó, đã là nguồn an ủi lớn đối với cha mình, cho đến khi cô qua đời một cách bất ngờ vào năm 1634.
Khi đó Galileo đã 70 tuổi. Tuy nhiên, ông vẫn lựa chọn tiếp tục làm việc. Tại Siena, ông đã bắt đầu viết một cuốn sách mới về khoa học chuyển động và sức bền của vật liệu. Tại đó, ông đã viết lại các nghiên cứu chưa được công bố của mình, bị gián đoạn bởi sự quan tâm của ông đối với kính viễn vọng vào năm 1609 và được theo đuổi không thường xuyên kể từ đó. Cuốn sách đã được đưa ra khỏi Italy và xuất bản ở Leiden, Hà Lan, vào năm 1638 với tiêu đề Discorsi e dimostrazioni matematiche intorno a due nuove scienze attenenti alla meccanica (Đối thoại về Hai Khoa học Mới). Ở đây, Galileo lần đầu tiên đề cập đến việc uốn cong và gãy của các thanh và tóm tắt các điều tra toán học và thực nghiệm của mình về chuyển động, bao gồm định luật về các vật thể rơi và quỹ đạo parabol của các vật thể bay là kết quả của sự kết hợp của hai chuyển động, tốc độ không đổi và gia tốc đồng đều. Vào thời điểm đó, Galileo đã trở nên mù lòa, và ông đã dành thời gian làm việc với một học trò trẻ, Vincenzo Viviani, người đã ở bên ông khi ông qua đời vào ngày 8 tháng 1 năm 1642.
The End.
Theo Britannica, Translated and further researched manually by Phan Hong Phuc.
Theo ý kiến riêng của Tún thì Phúc nên tóm gọn lại và chêm xen thêm các hình ảnh liên quan đến bài viết thì sẽ hay hơn đấy.